Nên hay không nên mua bàn ghế cũ thanh lý?

Hiện nay, mua bàn ghế cũ là lựa chọn của khá nhiều gia đình. Tuy nhiên vẫn còn không ít khách hàng đang băn khoăn liệu rằng nên hay không nên mua bàn ghế thanh lý. Bài viết này sẽ mang đến những đánh giá, nhận định khách quan nhất để quý vị cùng tham khảo:
1. Ưu điểm của mua bàn ghế cũ
Ưu điểm hàng đầu của bất cứ đồ thanh lý nói chung và mua bàn ghế cũ nói riêng đó là khả năng tiết kiệm chi phí rấ hiệu quả. Trên thị trường, bàn ghế thanh lý thường có giá rẻ hơn 1/3 đến 2/3 so với mua bàn ghế mới. Điều này phụ thuộc vào tình trạng thực tế như độ mới cũng như chất lượng của sản phẩm.

Bởi vậy nếu bạn có một chút kinh nghiệm, kiến thức cùng với may mắn thì bạn hoàn toàn có cơ hội sở hữu bộ bàn ghế chất lượng tốt như hàng mới với giá thành cực hời. Qua đó, bạn đã tiết kiệm được một khoản chi phí không hề nhỏ nhờ vào phương án mua bàn ghế cũ cho nội thất gia đình.
Thêm một ưu điểm nữa không thể bỏ qua đó là những bộ bàn ghế cũ thường mang giá trị thời gian. Nghĩa là chúng được ra đời sớm với những đặc trưng riêng biệt của thời đại mà những mẫu mã sau này không có được. Đó là lý do vì sao rất nhiều người dư dả về tài chính, họ hoàn toàn có đủ kinh tế để mua sắm nội thất mới nhưng họ lại có đam mê đi “săn lùng”, tìm kiếm mua bàn ghế cũ cổ xưa.

Đôi khi sở hữu một bộ bàn ghế cũ lại mang đến tính độc quyền cho không gian nội thất gia đình. Bạn kiến tạo nên những giá trị hoàn toàn khác biệt mà không phải bất cứ một không gian nội thất hiện đại nào có được. Đó chính là dấu ấn riêng, cá tính riêng.
2. Nhược điểm khi mua bàn ghế cũ
Nếu như mua bàn ghế mới thì bạn dễ tham khảo về giá hơn vì bao giờ cũng của giá mặt bằng chung trên thị trường. Còn đối với bàn ghế thanh lý thì lại khác, giá bán khá là linh hoạt phụ thuộc vào nhà bán hàng và cả kiến thức, kinh nghiệm của người mua. Nhiều bên thanh lý hàng mang tính “chộp giật” họ sẽ xem vị khách này có hiểu biệt gì về sản phẩm hay không, có nhận định được về chất lượng sản phẩm không để lựa mà đưa ra giá. Vì lẽ đó, nếu bạn không có hiểu biết nhất định về thị trường này, rất dễ mua hớ.

Tiếp đến, đồ cũ cũng có nhiều loại khác nhau, được sử dụng qua thời gian khác nhau và sự hao mòn là khác nhau. Có những bên sau khi thu mua đồ cũ bị xuống cấp nhiều với giá cực rẻ, sau đó họ về làm mới che mắt khách hàng. Nếu không am hiểu, bạn có thể mua phải hàng kém chất lượng. Về sử dụng được một thời gian ngắn là hỏng.
Xem thêm: Nội thất gỗ thịt – Nâng tầm vẻ đẹp cho không gian sống
3. Những lưu ý nhỏ khi mua bàn ghế cũ
Thị trường nội thất cũ, nội thất thanh lý khá nhộn nhịp. Sẽ không khó để bạn tìm được một cơ sở chuyên cung cấp bàn ghế cũ. Tuy nhiên, làm thế nào để mua được sản phẩm chất lượng với mức giá phù hợp lại là một chuyện khác.
Dòng bàn ghế cũ thường có bàn ghế uống nước, bàn ghế ăn, bàn ghế văn phòng. Tùy vào mục đích mua bàn ghế cũ loại nào để bạn tìm đến đơn vị chuyên về dòng sản phẩm đó.

Nếu bản thân bạn chưa có kiến thức về mảng này thì hãy nhờ sự hỗ trợ đến từ bạn bè, người thân từng có kinh nghiệm. Họ sẽ cùng bạn đến trực tiếp cửa hàng thanh lý, xem sản phẩm và có những đánh giá chuẩn nhất về chất lượng cũng như độ mới của sản phẩm.
Khi kiểm định được chất lượng trước khi mua bàn ghế cũ, bạn có thể đưa ra mức giá mong muốn để thương thảo với bên bán hàng. Đây là điều rất cần thiết. Đôi khi chỉ một vài lời “mặc cả” mà bạn tiết kiệm được khá nhiều chi phí đấy.
Trao đổi trước với cơ sở cung cấp xem họ có dịch vụ vận chuyển và lắp đặt tận nhà cho bạn không? Nếu không có dịch vụ này thì bạn cũng nên cân nhắc vì chi phí vận chuyển, lắp đặt cũng không hề nhỏ. Nên ưu tiên đơn vị có các dịch vụ hỗ trợ khách hàng một cách thuận tiện nhất.
Lưu ý, nhà cung cấp uy tín thì sẽ bảo hành sản phẩm ở một khoảng thời gian nhất định nhằm đảm bảo rằng trong quá trình sử dụng có phát sinh vấn đề gì khách hàng sẽ được hỗ trợ chứ không phải “mang con bỏ chợ”.
4. Lời kết
Mua hay không nên mua bàn ghế cũ điều này còn phụ thuộc vào điều kiện của từng gia đình. Với những chia sẻ trên của chúng tôi, hy vọng quý vị có thể nhìn thấy được ưu – nhược điểm của dòng sản phẩm này để có được quyết định tối ưu nhất.